Chiến sự tại Quảng Trị Đại lộ Kinh Hoàng

Ngày 31 tháng 3, căn cứ hỏa lực của tiểu đoàn 4 TQLC tại núi Ba Hô và Sarge bị tràn ngập, phải di tản vào lúc 9 giờ 40 tối sau khi tổn thất nặng. Ngày 1 tháng 4, các căn cứ Đông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo kích nặng nề nhưng nhờ hải pháo của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ nên Quân Giải phóng vẫn chưa chiếm được. Tuy nhiên trước sức tấn công mạnh mẽ của Quân Giải phóng, lần lượt các căn cứ hỏa lực A-1, A-2, A-3, A-4 do Sư đoàn 3 bộ binh quân đội Sài Gòn trấn giữ, bị tấn chiếm, còn căn cứ Fuller và Khe Gió thì phải "di tản chiến thuật". Căn cứ Holcomb của TQLC cũng bị tràn ngập lúc 12 giờ 30 khuya đêm 2 tháng 4[cần dẫn nguồn].

Ngày 30 tháng 4, tư lệnh chiến trường kiêm tư lệnh SĐ3 Bộ Binh quân đội Sài Gòn là Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, triệu tập phiên họp đặc biệt và quan trọng để bàn kế hoạch giữ thành phố Quảng Trị và bỏ căn cứ hỏa lực Ái Tử. Tuy nhiên, trong cuộc lui quân, trên 2.000 quân khi qua cầu Thạch Hãn thì cầu bị sập, khiến cho một số lớn chiến xa, xe cộ, đại bác và quân trang quân dụng... phải bị bỏ lại phía bên kia cầu và bị quân Giải phóng chiếm mất. Cùng với dòng lính đang rút chạy cũng nhập lại thành một đoàn dài lẫn lộn cả các loại lính. Lúc đó Quốc lộ 1, đoạn từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, đang bị QGPMNVN chiếm và đóng chốt, nhất là cầu sông Nhung, nằm giữa Quốc lộ. Đoàn người xuôi Nam hỗn loạn, lớp lớp quân lính trộn vào với lính, các đơn vị lẫn lộn không còn công tác chỉ huy thống nhất. Binh lính, sĩ quan tìm cách bỏ chạy bằng đủ loại phương tiện, từ chạy bộ quang gánh đến quân xa, thiết giáp, xe đò, xe lam, xe máy. Một số quân nhân còn khả năng tác chiến cá nhân hay ở cấp đơn vị nhỏ, mạnh ai nấy đánh và mạnh ai nấy chạy nhưng không còn khả năng hành quân nhổ chốt mở đường. Tình trạng này đã làm gián đoạn giao thông, đoàn xe di tản của binh lính, dài hơn ba cây số.[cần dẫn nguồn].

Đài RFA (của Hoa Kỳ) cho rằng: "Vào lúc đó. bộ đội cộng sản đã bắn trực diện vào dòng người chạy loạn trên quốc lộ 1 đoạn từ thị xã Quảng Trị cũ qua Hải Lăng tới Huyện Phong Điền, và "hàng chục ngàn thường dân đã chết trên đoạn đường này, và cái tên Đại lộ Kinh Hoàng được nhắc tới từ ngày đó"[3]. Tuy nhiên, chưa có nguồn độc lập xác nhận tin của RFA[cần dẫn nguồn]. Báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phủ nhận, cho rằng không có bằng chứng để chứng minh sự tồn tại vụ thảm sát này.[2]